4K UHD lần đầu tiên được giới thiệu cách đây một vài năm đại điện cho một bước nhảy về độ phân giải, cao gấp 4 lần độ phân giải Full HD 1080p. Thế nhưng, vào năm 2015, UHD (Ultra High Definition) đã có một ý nghĩa hoàn toàn mới khi trong tương lai.
Ý tưởng đằng sau HDR đó là cung cấp một mức độ về sự tương phản cao hơn giữa hình ảnh sáng và tối trên màn hình nhằm mang đến trải nghiệm thực tế hơn nhiều. Điều này có thể khiến bạn còn thắc mắc, nhưng trong thực tế đó là một động thái đáng kể. Trong thực tế, nhiều người có thể hình dung HDR là đại diện cho một bước nhảy lớn về chất lượng hình ảnh nếu so với sự tăng trưởng trong độ phân giải trên UHD.
Hãy tưởng tượng, một hình ảnh truyền hình giống như những gì bạn nhìn thấy trong thực tế đời sống. Bạn có thể xem một cách chính xác màu lá cây mà bạn nhìn thấy giữa đời thực với trong truyền hình. Nhưng làm thế nào để HDR hoạt động?
• Dolby Vision
Dolby, một công ty công nghệ âm thanh hàng đầu, đang nghiên cứu công nghệ HDR cả trong rạp chiếu phim lẫn công nghệ truyền hình tại gia.
Vài năm trước, Dolby bắt đầu giới thiệu đến một tập hợp nhỏ các đạo diễn, nhà quay phim… một bài thuyết trình về kế hoạch của họ trong tương lai, được gọi là Dolby Vision. Công nghệ này dựa trên HDR cũng như phục vụ mục đích mở rộng khả năng tái tạo màu sắc.
Ngay lập tức, Dolby đã gây ấn tượng mạnh với những người tham gia, trong đó có cả những đạo diễn là nhà sản xuất phim của Hollywood, những nguời sẽ xây dựng nội dung HDR trong tương lai.

• Độ sáng
Là một trong những công ty đầu tiên thử nghiệm với HDR, thí nghiệm ban đầu của Dolby liên quan đến một sự gia tăng lớn trong độ sáng của tivi (TV), về mặt kỹ thuật gọi là mức độ sáng cao điểm, được thể hiện bằng số candela (nến) trên mỗi mét vuông (cd/m2), hoặc nit.
Trong khi các tivi chuẩn ngày nay có độ sáng nằm trong khoảng từ 100 – 400 nit, nhưng tivi được sử dụng trong bài thuyết trình của Dolby Vision được đẩy lên đến 4.000 nit. Mặc dù hiện nay các TV HDR đang tiếp tục phát triển, nhưng để đạt đến mức độ sáng như Dolby làm được sẽ là rất khó khăn, và bản thân họ cũng không có ý định tung ra thị trường tiêu dùng một tivi đạt độ sáng 4.000 nit, bởi đó rõ ràng là một con số khó lòng để phổ biến, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, Dolby cũng không phải là một nhà sản xuất tivi, thay vào đó họ tạo ra giấy phép và phần mềm xử lý để xác định cách Dolby Vision được áp dụng trong hoạt động sản xuất tivi. Do đó, trong tương lai không xa, một số tivi với công nghệ HDR Dolby sẽ xuất hiện, bao gồm cả nguyên mẫu 4K UHD TV của Vizio hứa hẹn cho độ sáng đạt cực đỉnh ở mức 800 nit – một bước nhảy vọt so với công nghệ tivi hiện nay, nhưng vẫn còn lâu mới đạt đến ngưỡng 4.000nit.
Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp công nghệ cao, không phải ai cũng đồng ý với tầm nhìn của Dolby về công nghệ truyền hình HDR. Một số chuyên gia trong ngành cho rằng Dolby đã tập trung quá nhiều về độ sáng, và rằng sự chú ý nên hướng về độ tối của quang phổ tương phản nhằm mang lại chiều sâu ánh sáng phù hợp hơn với những gì mà chúng ta thấy ở bên ngoài. Nhiều nhà sản xuất ti vi cũng không muốn nộp lệ phí sử dụng giấy phép từ Dolby, như vậy Dolby Vision không phải là lựa chọn duy nhất, và điều này khiến HDR mang một ý nghĩa rộng hơn.
Nhờ công nghệ đèn LED phosphor và chấm lượng tử, các TV UHD mới nhất không chỉ sáng hơn mà còn nhiều màu sắc hơn. Và khả năng tăng cường độ sáng sẽ làm cho màu sắc nổi bật hơn.
• Khả năng cạnh tranh
Trong khi Dolby đã thiết lập các tiêu chuẩn riêng của mình thì HDR vẫn chưa có một định nghĩa chung. Một tổ chức có tên gọi UHD Alliance đã dược thành lập để phát triển các tiêu chuẩn cho UHD, bao gồm những đòi hỏi của HDR. Các phiên bản của công nghệ Dolby HDR có trong tivi của Vizio như trong bảng so sánh đều tương tự như các đối tác dựa trên Dolby Vision khác, như Sharp, Phillips, Hisense và TCL. Mặc dù vậy, nhiều sản phẩm tivi từ các tên tuổi lớn nhất trong ngành công nghệ truyền hình đã lựa chọn và tạo ra phiên bản HDR của riêng họ.
Samsung cung cấp một định dạng HDR mở gọi là Peak Illuminator Ultimate, và các công ty khác như Sony, Panasonic hay LG đều có phiên bản công nghệ màn hình HDR riêng. Bạn sẽ thấy thông tin này trong tài liệu tiếp thị của các công ty, và thậm chí ngay trong hộp đựng sản phẩm.

Bạn có thể dễ dàng thấy rằng một số công ty vẫn chưa công bố độ sáng có trên các mẫu TV HDR của họ, trong khi có một sự khác biệt giữa độ sáng giữa chúng. Như đã nói ở trên, một phần là vì một số công ty không tin độ sáng là trung tâm của định nghĩa TV HDR, thay vào đó các công ty này cảm thấy độ sâu của màu tối cũng rất quan trọng.
Chẳng hạn, tivi mới nhất của Panasonic không phải là sáng nhất, nhưng nó cung cấp khả năng hiển thị màu tối giống như những gì mà chúng ta thấy trong một ti vi đèn nền LED. Còn với Sony, để giải thích lý do không tiết lộ độ sáng, họ nói rằng, có nhiều yếu tố ảnh huởng đến HDR, mà ở đây là sự cân bằng giữa màu tối và sáng.
• Nguồn cung cấp nội dung HDR
Cũng giống như các nội dung 4K UHD, có một rào cản duy nhất để thưởng thức nội dung HDR là chính sách cung cấp nội dung. Thế nhưng, cũng có một số công ty đi tiên phong trong việc triển khai HDR trên tivi trong tương lai.
– Technicolor là một thành viên sáng lập ra UHD Alliance, nên không quá ngạc nhiên khi họ đang có những tầm nhìn vào công nghệ HDR TV. Hiện Technicolor cũng đang nghiên cứu phát triển công nghệ HDR cho truyền hình phát sóng, cũng như HDR có trong các settop-box.
– Netflix là công ty đi tiên phong trong công nghệ 4K UHD streaming, Netflix có thể sẽ là cách kịp thời nhất và dễ dàng nhất cho hầu hết chúng ta để có được nội dung HDR, và dự kiến ra mắt vào cuối năm nay.
-Amazon không chịu thua cạnh đối thủ, công ty bán lẻ lớn này cũng đi kèm một số điều khoản dành cho công nghệ hình ảnh HDR.