Một thùng rác có thể kết nối vào mạng Internet và thông báo với chủ nhân khi nó đầy, nói chuyện với bạn trong những lúc rảnh rỗi, tự mở nắp khi bạn đến gần và mở nắp bằng điện thoại Android. Bây giờ, bạn có thể bắt tay vào tự làm một thùng rác thông minh như vậy.
Nguyên liệu, dụng cụ cần chuẩn bị:
-Một thùng rác giá rẻ (có thể tìm mua ở các chợ hoặc cửa hàng tạp hóa).
-Một chiếc loa máy tính.
-Một mạch điện tử Arduino Leonardo.
-Một Iduino Yun Shield.
-Một Elechouse MP3 Shield.
-Cặp mắt đồ chơi Googly Eyes.
-Một thẻ nhớ SD 4GB.
-Một động cơ servo loại nhỏ.
-Hai cảm biến khoảng cách 2 HC-Sr04.
-Một số dây dẫn kết nối các linh kiện.
-Súng bắn keo nóng và thanh nhựa.
-Máy khoan mini và máy cắt dây (hoặc kéo loại lớn).
-Một bảng mạch nhỏ Breadboard.
-Một module bluetooth HC-06.
-Một pin 9V hoặc adapter dùng để cung cấp nguồn điện hoạt động của mạch Arduino.
Các bước thực hiện:
Bước l: Gắn động cơ servo
Việc di chuyển lên xuống của nắp thùng rác phải nhờ vào một động cơ. Nên bước đầu tiên phải thiết lập và gắn động cơ servo vào đúng vị trí trước khi gắn vào thùng rác. Trong bài viết này, tác giả thiết lập nó lên đến 180 độ.
Sử dụng dây nối jumper để kết nối với chân servo ground trên mạch Arduino. Dây nguồn màu đỏ gắn với chân 5V và dây điều khiển màu cam nối với chân 9 trên mạch. Bạn có thể thực hiện giống như hình phía trên.
Bạn mở Arduino IDE và nạp đoạn code thứ nhất lên mạch Arduino.
Bước 2: Chuẩn bị cho nắp
Khi đã thiếp lập góc 180 độ cho servo thì bạn tháo tất cả mọi thứ rồi gắn động cơ vào thùng. Bạn thực hiện lắp ráp giống như trong hình bên dưới, nên cắt một ô vuông nhỏ nơi gắn servo để cho nó được bằng phẳng. Khi đã gắn chắc chắn mọi thứ vào nắp thì dùng súng bắn keo dán cố định chúng lại. Cẩn thận dán keo cho hai mắt đồ chơi Googly Eyes.
Bước 3: Lắp ráp phần thân của thùng rác
Tiếp theo, bạn chọn vị trí gắn chiếc loa máy tính, nên chọn sao cho loa ở nơi khuất tầm nhìn để tăng tính thẩm mỹ, rồi dùng súng bắn keo dán cố định nó.
Đối với bộ cảm biến khoảng cách, bạn dùng bút lông đánh dấu vị trí trên thùng và dùng mũi khoan để khoan hai lỗ có kích thước phù hợp với đường kính của cảm biến. Cũng thực hiện tương tự đối với cảm biến thứ hai nhưng đặt nó ở phía sau, dùng để đo độ rỗng của thùng rác thông minh này.
Kế tiếp, dùng băng keo hai mặt hoặc loại keo siêu dính để gắn bảng mạch breadboard và hai ốc vít để gắn mạch điều khiển Arduino Leonardo.
Bước 4: Kết nối thùng rác với mạng Wi-Fi
Để kết nối cả ba shield vào mạng Wi-Fi thì bạn có thể làm theo hướng dẫn kết nối Arduino Yun và Arduino Leonardo và Wifi Shield vào mạng Wi-Fi.
Bước 5: Nối dây
Bạn sử dụng sơ đồ bên dưới để kết nối tất cả mọi thứ, bằng cách sử dụng dây nối hai đầu đực, dây nối một đầu đực một đầu cái để nối mạch điều khiển với các cảm biến.
Bước 6: Gắn thẻ nhớ SD
Để thùng rác có thể nói chuyện thì phải sử dụng phương pháp gọi giọng nói, bằng cách lưu trữ giọng nói trên một thẻ SD với định dạng .mp3 và phát qua loa máy tính.
Bài viết này sử dụng ba tập tin chao.mp3, capacity.mp3, day.mp3 rồi chép vào thẻ nhớ và cắm vào mp3 shield.
Bước 7: Nạp code vào mạch
Bây giờ, bạn cần phải tải Arduino sketch lên một tài khoản tại website Temboo và nhận thông tin phản hồi từ website này. Temboo là một dịch vụ cho phép tạo hàm API nhanh chóng và dễ dàng. Đoạn mã này giúp gọi đến Temboo một email thông báo khi thùng rác đầy.
Khi đăng kí xong tài khoản Temboo, bạn điều hướng đến phần Applications để nhận các thông tin tài khoản, tên App key và khóa App key.
Tiếp theo, bạn nạp đoạn mã thứ hai vào mạch Arduino. Rồi bạn bấm vào Arduino IDE để thêm vào một tab mới và tạo tập tin header gọi TembooAccount.h, thêm đoạn mã thứ ba vào tập tin header và thay thế các thông tin #define TEMBOO_ACCOUNT, #define TEMBOO_APP_KEY_NAME, #define TEMBOO_APP_KEY bằng các thông tin trong tài khoản Temboo.
Bước 8: Hoàn tất sản phẩm
Cắm loa máy tính vào tấm mp3 shield, nguồn của bảng mạch Arduino. Bạn có thể tải ứng dụng dành cho điện thoại Android tại địa chỉ này. Để cài đặt ứng dụng này, bạn cần phải cho phép điện thoại Android cài đặt ứng dụng từ nhà phát triển không rõ ràng.
cho xin link mua linh kiện với