Công dụng của bộ dụng cụ thí nghiệm tự làm này được dùng vào bài Tán sắc ánh sáng, thuộc chương trình Vật lý lớp 12 THPT. Về cách sử dụng: cắm phích lấy điện từ nguồn điện xoay chiều 220V cho đèn sáng sau đó dịch chuyển màn để quan sát được hiện tượng tán sắc ánh sáng.
-Đèn halogen (1 cái, hoặc có thể dùng các đèn có chụp (như đèn xe máy nhỏ)).
-Thấu kính hội tụ (1 cái).
-Lăng kính tam giác (1 cái).
-Khe hẹp (1 cái, có thể dùng giấy bìa cứng làm).
-Tấm phooc (1 miếng, kích thước khoảng 20×15 cm. Hoặc tờ giấy trắng A4).
-Keo nến (1 thanh).
-Tấm gỗ (1 tấm, kích thước khoảng 50×30 cm hoặc có thể dùng mica hay miếng nhựa).
Dụng cụ: 1 kéo.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Bố trí
-Trên tấm gỗ kích thước 50×30 cm, ta gắn cố định đèn, khe hẹp và thấu kính theo thứ tự với chú ý là khe hẹp nằm tại tiêu cự của thấu kính và hệ thống phải được trực chuẩn.
-Gắn lăng kính tại vị trí sao cho chùm tia ló ra khỏi lăng kính được chiếu vào mặt bên của lăng kính.
-Với đèn, ta chú ý là dùng hai dây nối để có thể nối vào máy biến thế hoặc có thể dùng dây điện để cắm vào nguồn 220V.
![làm thiết bị tán sắc ánh sáng](https://tutaylam.net/wp-content/uploads/2017/04/tan-sac-anh-sang-h1.jpg)
Bước 2: Làm khe hẹp và màn quan sát
-Tấm phooc ta dùng để làm màn quan sát. Chú ý màn quan sát ta để rời để có thể di chuyển được. Nếu không có phooc ta có thể dùng tờ giấy A4 bọc bìa cứng và làm chân đế để màn chắn có thể dựng đứng được.
![màn quan sát](https://tutaylam.com/uploads/news/2014_05/tan-sac-anh-sang-h2.jpg)
-Khe hẹp ta có thể tận dụng khe hẹp trong một số bộ thí nghiệm quang hình. Hoặc ta có thể làm khe hẹp bằng giấy bìa cứng, ở giữa tấm bìa khoét một khe khoảng 2mm. Chú ý là với miếng bìa làm khe hẹp ta có thể dính băng dính đen xung quanh hoặc sơn màu đen, để tạo sự tập trung ánh sáng khe hẹp. Và cũng làm chân đế cho khe hẹp có thể dựng đứng được.
![thiết bị Tán sắc ánh sáng](https://tutaylam.com/uploads/news/2014_05/tan-sac-anh-sang-h3.jpg)
Hướng dẫn sử dụng
Cắm phích lấy điện từ nguồn điện xoay chiều 220V cho đèn sáng sau đó dịch chuyển màn để quan sát được hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Chú ý
-Khi sử dụng ta cần chú ý điều chỉnh sao cho ánh sáng được chiếu vào đúng mặt bên của lăng kính (điều chỉnh đèn), ngoài ra ta cần di chuyển màn sao cho quan sát được hiện tượng tán sắc ánh sáng tốt nhất.
-Khi không tiến hành thí nghiệm nữa phải tắt công tắc và rút điện khỏi nguồn 220V.