Thiết bị được làm để đo tốc độ quay của bất kì động cơ quay nào, tính theo đơn vị vòng trên phút. Với máy đo này, bạn không cần phải lo lắng về độ dày của cánh quạt, vì nó sử dụng cảm biến quang với tia laser hoặc tia hồng ngoại để theo dõi chuyển động quay.
Các tính năng chính của máy đo tốc độ tự chế này: có thể đo được trên 20.000 (vòng/phút), phạm vi cảm biến tối đa 7-8cm, tự động hiển thị số vòng tối đa khi màn hình nhàn rỗi, tự động chuyển từ chế độ nhàn rỗi (Idle) sang chế độ (Reading), có thể điều chỉnh để phù hợp với ánh sáng xung quanh, dễ dàng lắp ráp với vật liệu giá rẻ, có thể làm việc mà không cần màn hình LCD, có thể tùy chỉnh chương trình điều khiển, kết nối với thẻ nhớ SD đến Arduino để lưu trữ các bản ghi.
Các nguyên, vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
–Mạch vi xử lý Arduino.
-Điện trở 33k, 270 ohm, và chiết áp 10k.
-Đèn LED màu xanh, IR LED và Photodiode (điốt quang là loại nhạy với ánh sáng), màn hình LCD 16 x 2.
-Thanh ghi dịch (74HC595 Shift Register).
-Cáp ribbon 3 sợi màu.
-Bảng mạch Perfboard và header.
-Mỏ hàn điện tử và dây bạc.
-Vít, động cơ DC và quạt máy tính.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Làm bộ phận cảm biến
Đối với bộ cảm biến, bạn cần một đèn LED hồng ngoại và một Photodiode. Đầu tiên, bạn dùng một mảnh giấy cứng rồi quấn chặt đèn LED và điốt quang lại với nhau, dùng keo hoặc sơn để tạo màu đen giống như trong hình.
Kết nối đèn LED và Photodiode theo cách chân cực dương của LED (dài) ngay phía trên bên phải chân ngắn của Photodiode. Sau đó, dùng keo siêu dính hoặc hàn chúng lại.
Hàn cáp ribbon theo cách: dây màu cam với cực dương của LED và chân ngắn của photodiode; dây màu vàng với chân dài của photodiode; dây màu xanh lá cây với chân ground của LED.
Bước 2: Làm mạch cảm biến
Lấy một bảng mạch nhỏ Perfboard rồi gắn các linh kiện giống như trong sơ đồ. Các giá trị điện trở có thể thay đổi tùy thuộc vào những loại photodiode mà bạn đang sử dụng.
Trong đó, chiết áp giúp cho việc giảm hoặc tăng độ nhạy của cảm biến. Sau đó, hàn dây cảm biến với ba chân header theo minh họa ở bên trái sơ đồ.
Bước 3: 3-pin LCD
Phương pháp này sử dụng shift register 74HC595 8-bit với màn hình LCD 16 x 2. Thông thường màn hình LCD yêu cầu 6 chân nhưng thanh ghi dịch làm giảm yêu cầu xuống 3 chân.
Bước 4: Làm hộp đựng bo mạch
Bạn có thể làm hộp đựng bo mạch từ bất kì chất liệu gì mà bạn thích nhưng trong bài viết này sử dụng một tấm bìa cứng (giấy carton). Bạn cắt một tấm bìa cứng và cắt các khe sao cho phù hợp với các cổng USB, jack cắm điện và bảng mạch cảm biến.
Sau đó, bạn gắn bảng điều khiển Arduino vào hộp bằng ốc vít, rồi gắn các cảm biến và kết nối với màn hình LCD, đóng hộp lại.
Bước 5: Hoàn thành bộ phận cảm biến
Làm một lỗ nhỏ trên hộp (khoảng 5mm) để chèn đèn LED báo trạng thái. Khi xong, hàn điện trở 270 ohm vào đèn LED rồi chèn vào chân 12 (pin 12) trên Arduino. Gấp giấy carton để tạo thành một thanh thẳng dài rồi lắp dây và bộ phận cảm biến vào trong.
Bước 6: Viết chương trình
Bạn sao chép rồi dán đoạn code trong tập tin này vào Arduino IDE.
Bạn có thể kiểm tra lại đoạn code và thay đổi một vài thông số sao cho phù hợp.