Các máy nâng chuyển này có thể giúp cho con em, tự học tốt môn Vật lý mà nhất là phân môn cơ học lực đẩy, theo hình thức vừa chơi vừa học để vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế. Các thiết bị này được làm từ những vật liệu giá rẻ nên có tính thực tế cao.
-9 que gỗ y tế loại nhỏ và 5 que gỗ loại lớn (que đè lưỡi).
-Một số ống ron bằng nhựa dùng để gắn các thanh gỗ lại với nhau.
-2 ống tiêm (ống chích) và một ống nhựa để kết nối chúng với nhau.
-Dây chì và băng keo.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Lắp ráp giá đỡ
Tạo hai hình tam giác bằng các thanh gỗ và ống ron nhựa. Rồi sau đó dùng các que gỗ nhỏ và băng keo để khung giá đỡ cho thiết bị.
Bước 2: Tạo bản lề (khớp chuyển động)
Để tạo các khớp chuyển động này thì bạn có thể dùng ống nhựa hoặc băng keo kết nối hai que gỗ lại với nhau sao cho phần khớp chuyển động càng ít ma sát càng tốt.
Bước 3: Kết nối các ống tiêm
Để tạo hệ thống khí nén, bạn sử dụng một ống tiêm chưa cho không khí vào và một ống tiêm đã rút không khí vào (kéo khoảng hơn một nửa ống tiêm) rồi kết nối chúng với nhau bằng ống nhựa dẻo (ống truyền nước). Lưu ý, để tránh trường hợp kết nối bị hở thì bạn nên dùng keo dán chặt phần đầu nối.
Khi xong, bạn buộc chặt một ống tiêm vào giá đỡ và cánh tay đòn (que gỗ) giống như trong hình.
Và sau đây là sản phẩm hoàn tất, bạn có thể xem minh họa hoạt động của thiết bị khí nén tự chế này tại kênh video Tự Tay Làm.
Đối với các trẻ nhỏ (ở bậc tiểu học), để tạo hệ thống khí nén này thì bạn cần phải chuẩn bị cho chúng các vật dụng vì chúng chưa thể tự mình chuẩn bị được. Đồng thời, bạn nên chia dự án theo các bước nhỏ để các em ghi nhớ từng bước.
[…] câu hỏi làm thế nào để tạo ra một máy ép thủy lực tại nhà để cho các em học sinh học tập ứng dụng vật lí vào trong cuộc sống […]