Nguồn điện từ các tuabin gió, turbine nước hoặc từ mặt trời đang được ưu tiên sử dụng trên thế giới hiện nay. Nếu đang tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch thì bạn có thể thử cách làm bộ sạc điện thoại được giới thiệu trong bài viết này.
Các nguyên, vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
-Một cánh quạt nhỏ dành cho động cơ.
-Một ống nhựa PVC để làm nơi chứa cánh quạt.
-Một mạch Mini PFM Control DC-DC USB 0.9V-5V (giá khoảng chừng 25 nghìn đồng).
-Một động cơ motor loại nhỏ.
-Một cục pin điện thoại khoảng 3.7V với công suất 3000-2000mAh.
-Một công tắc.
-Một bảng mạch sạc dành cho pin Lithium, như Micro USB 5V 1A.
-Một chiếc hộp nhỏ và vừa đựng đầy đủ các linh kiện của bộ sạc.
-Và các dụng cụ cần chuẩn bị như: súng bắn keo nóng, đồng hồ multimeter, các loại kìm cắt, băng keo điện, mỏ hàn và chì hàn,…
Lưu ý, động cơ và cánh quạt bạn có thể tận dụng từ các máy bay điều khiển từ xa cũ không còn dùng đến. Cục pin điện thoại có thể tìm thấy ở các tiệm sửa chữa điện thoại hoặc có thể tận dụng từ chiếc điện thoại cũ.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Hàn mạch với tuabin
Nếu cảm thấy không đủ không gian cho chiếc hộp đựng thì bạn có thể cắt hai gốc cạnh của bảng mạch. Nên cẩn thận với các cực trên bảng mạch. Hàn hai dây của động cơ DC 5V giống như trong hình. Khi hàn mạch đã xong thì bạn tiến hành thực hiện với ống nhựa PVC.
Bước 2: Làm tuabin
Cắt hai tấm nhựa mỏng rồi cắt bốn khe nhỏ trên ống nhựa PVC và dùng súng bắn keo nóng gắn vào phần cuối của động cơ. Ở bên ngoài ống nhựa, bạn gắn mạch lên phần ngoài của ống cùng với jack cắm USB.
Bước 3: Chống thấm nước và kiểm tra
Sử dụng súng bắn keo và băng keo điện hoàn toàn sẽ giúp cho thiết bị chống thấm nước. Để đảm bảo nước không lọt vào bên trong thiết bị, bạn cần kiểm tra thử với vòi nước rồi cắm dây sạc thử vào điện thoại sẽ thấy trạng thái đang sạc. Điện áp đầu ra lúc này là 5V và cường độ khoảng 300mA. Quá trình sạc sẽ chậm nên bạn cần phải sử dụng pin để lưu trữ điện năng.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn làm máy phát điện tuabin gió cho gia đình
Bước 4: Làm thỏi pin lưu trữ điện
Dán các thỏi pin song song với nhau, tức là kết nối cực dương đến cực dương và cực âm đến cực âm.
Về sơ đồ mạch: không sạc điện thoại khi bộ sạc đang trong quá trình nạp điện. Khi không sử dụng thì bạn có thể tắt mạch.
Lưu ý, trong quá trình hàn mạch hãy cẩn thận với các pin Li-ion vì chúng rất dễ bị cháy nổ.
Bước 5: Kiểm tra tính năng chống nước lần nữa
Bạn sử dụng keo nóng và băng keo dán quấn thật chặt các thỏi pin với tuabin sao cho nước không thấm được vào bên trong.
Bây giờ thì bạn có thể nạp điện cho bộ sạc bằng cách gắn vào một vòi nước, đeo trên cánh tay khi đang chạy bộ, gắn vào xe, và bất cứ nơi nào có thể làm quay tuabin.