Xuất phát từ ý tưởng các tác phẩm điêu khắc treo tường, TuTayLam sẽ giới thiệu đến các bạn cách làm một con nai treo tường từ giấy bìa cứng có khả năng tùy chỉnh cao. Tuy bạn không cần nhiều kiến thức chuyên nghiệp về các phần mềm đồ họa để thiết kế ra mô hình con nai, nhưng phải bỏ ra khá nhiều thời gian cắt giấy và dán mô hình con nai. Bạn có thể phát triển ý tưởng này lên quy mô lớn hơn với nhiều mô hình, sản phẩm điêu khắc hoặc các sản phẩm 3D được tìm thấy trên Internet.
Bước 1: Tải mô hình mẫu và nhập mô hình vào phần mềm Meshlab
-Đầu tiên, bạn cần truy cập vào thư viện mô hình 3D (3D-Model) để tìm bản mẫu của mô hình con nai (địa chỉ này), tất cả mô hình tại website này đều được cung cấp miễn phí. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy các mô hình của các con vật khác tại website này với những tập .STL đã được thiết kế sẵn. Hầu hết các mô hình ở website Thingiverse đều được thiết kế dạng động hoặc dạng tương thích với máy in 3D.
-Tiếp theo, bạn cần tải phần mềm đồ họa miễn phí Meshlab miễn phí tại địa chỉ này http://meshlab.sourceforge.net/, phần mềm tương thích tốt với các hệ điều hành Windows, Mac và Linux. Sau khi cài đặt xong, bạn mở phần mềm Meshlab rồi nhập mô hình bằng File>Import Mesh. Khi xong, bạn sẽ nhìn thấy mô hình ngay trên màn hình, có thể xoay mô hình bằng cách kéo thả chuột, phóng to thu nhỏ mô hình bằng cách cuộn chuột.
Bước 2: Giảm những chi tiết không dùng đến
Bạn hãy đơn giản hóa các chi tiết bằng tính năng Filters > Remeshing, Simplification and Reconstruction >Quadric Edge Collapse Decimation, rồi thay đổi các thông số giống như trong hình, đánh dấu chọn vào các tùy chọn Preserve Topology, Optimal Position, Planar Simplification và Post-simplification cleaning.
Sau khi giảm các chi tiết xong, bạn nên đóng mô hình lại rồi nhập lại mô hình một lần nữa (File > Close Project, File > New Project, File > Import Mesh). Trên công cụ Select Faces trong công cụ vùng chọn hình chữ nhật (hình tam giác màu đỏ được lựa chọn).
Bước 3: Đảo ngược vùng lựa chọn
Nếu cần đảo ngược lại vùng chọn xung quanh mô hình thì bạn có thể sử dụng tính năng Filters > Selection > Invert Selection.
Bước 4: Giảm phần thô cho mô hình
Theo mặc định Meshlad sẽ giảm các chi tiết 50%, bạn có thể sử dụng tính năng Filters > Remeshing, Simplification and Reconstruction > Quadric Edge Collapse Decimation để thay đổi, rồi đánh dấu vào tùy chọn Simplify only selected faces.
Khi xong, bạn vào tính năng File > Export Mesh as để lưu mô hình, định dạng tập tin là .obj.
Tiếp theo, bạn cần sử dụng phần mềm Pepakura Designer để trải mô hình ra. Bạn có thể sử dụng phiên bản miễn phí để in mô hình đã trải ra, điểm đáng tiếc là phần mềm này chỉ tương thích với hệ điều hành Windows. Bạn có thể tải phần mềm Pepakura Designer tại địa chỉ này.
Bước 5: Thiết lập và nhập mô hình vào Pepakura Designer
Ngay sau khi cài đặt, bạn hãy tiến hành thiết lập máy in, có thể loại giấy in là khổ A4 hoặc Letter, hoặc khổ A3 nếu có máy loại loại này.
Khi nhập mô hình vào phần mềm Pepakura Designer thì sẽ xuất hiện một thông báo là định hướng lại mô hình, bạn có thể không cần quan tâm đến thông báo này. Ngoài ra, bạn có thể nhận được một thông báo facecount quá cao, có thể bỏ qua thông báo này. Khi xong, bạn sẽ thấy mô hình xuất hiện ở khung bên trái của cửa sổ Pepakura Designer.
Bước 6: Trải mô hình và đánh dấu các phần
Phần mềm Pepakura Designer sẽ giúp bạn trải mô hình ra những tấm giấy phẳng, để in chúng ra giấy bìa cứng.
Sau khi đã trải mô hình ra khung bên phải, bạn phải dành thời gian đổi tối ưu các phần bằng cách di chuyển chúng sao cho lắp đầy mặt giấy (không để trống chỗ) và giữ cho chúng trên một mặt giấy duy nhất.
Bước 7: In và cắt mô hình
Nếu bạn sử dụng phiên bản miễn phí của phần mềm Pepakura Designer thì nó sẽ không hỗ trợ tính năng lưu mô hình. Nên bạn cần phải in mô hình ra một tập tin PDF (để có thể chia sẻ và làm việc trên các hệ điều hành Mac, Linux) hoặc có thể dùng máy in để in ra. Bạn có thể tải tập tin PDF đã được thiết kế sẵn tại đây.
Khi in xong, bạn dùng thước, các loại kéo cắt và dao cắt giấy để cắt các phần của mô hình. Lưu ý, bạn cần cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ sắt nhọn.
Bước 8: Dán keo và hoàn thành sản phẩm
Bạn dùng keo (hoặc băng keo hai mặt) dán từ bộ phận bên ngoài, từ các phần nhỏ đến lớn.
Đây là sản phẩm sau khi hoàn thành:
Chúc bạn thành công!
ad có hình các đầu con khác file pdf k ạ, cho e mấy cái lìnk. e cảm ơn!