Để làm được một chiếc máy phát điện có công suất khoảng từ 500w tới 1kw thực sự không khó chút nào. Các bạn chỉ cần bỏ chút công sức đi tìm nguyên vật liệu để chuẩn bị. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn làm phần chính của chiếc phong điện. Bộ phận chính của chiếc phong điện là hệ thống sản sinh ra điện khi nó được vận hành.
Sau đây là các công đoạn làm máy phát điện gió:
1. Khuôn đúc Stator cho máy phát điện gió
-Stator được cuốn 9 cuộn dây bằng nhau đặt cách đều nhau và nối 3 pha theo mô hình đấu ngôi sao. Khi đã cuốn xong thì các cuộn dây đồng đó sẽ được đặt vào trong khuôn và tiến hành đổ keo. Đường kính của stator khoảng 35-39cm tùy vào nam châm. được khoét vòng ở giữa 14 cm. Chúng ta cần phải làm một cái khuôn bằng gỗ dán.Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải làm theo hẳn có thể tùy cơ ứng biến. chúng ta dùng 3 tấm gỗ với kích thước như trong hình vẽ. Tấm ở giữa bạn dùng loại gỗ dán dày 1,2mm còn tấm ở đáy và tấm ở trên bạn nên dùng loại gỗ dày hơn và cứng hơn.
-Những thứ bạn cần để làm được một cái khuôn là gỗ mdf tua vít cưa….nói chung bạn chắc cũng biết làm sao để có được.
Bạn cắt một tấm gỗ hình vuông co cạnh 40 cm làm đáy cho khuôn.
Đây là khuôn đúc stator sau khi đã hoàn thành.
2. Cách quấn cuộn dây
Stator là bộ phận quan trọng nhất của tuabin gió. Nó chứa tất cả các cuộn dây để sinh ra điện khi có nam châm đi qua. Sở dĩ ta gọi là stator là vì phần này được gắn cố định trong máy phát điện. Với máy loại này bạn sẽ phải cuốn theo dạng máy phát điện 3 pha và stator có 9 cuộn dây. cứ 3 cuộn dây nối tiếp nhau theo kết nối dạng hình ngôi sao. Sau khi cuốn xong bạn sẽ dùng khuôn đúc để đổ khối. khuôn đúc giúp cho các cuôn dây được chắc chắn và vừa với kích thước của máy.
Cuộn dây phụ thuộc vào số vôn của hệ thống máy phát điện. Nói đúng hơn thì nếu ta chập đôi sợi dây lại thì ta sẽ giảm đi một nửa số vòng. Hiệu điện thế có liên quan chặt chẽ với số vòng dây. Nếu tăng gấp đôi số vòng dây sẽ cho ta gấp đôi số vôn điện thế. Nhưng kích thước và trọng lượng của cuộn dây cần phải như nhau. Với máy phát điện 12v thì ta cần dây rất dày. Nhưng nếu cuốn dây dày quá sẽ rất khó nên ta sẽ cuốn 2 sợi nhỏ chập lại.
Loại 12v thì ta dùng hai sợi đôi mỗi sợi 1,1mm và cuốn từ 80 đến 100 vòng
Loại 48v thì dùng một sợi 1,1mm và cuốn 150- 160 vòng.
3. Gia công cơ khí phần thân máy phát điện gió
Để làm được điều này chúng ta cần phải cắt, hàn các ống thép. Nếu bạn không rành về chuyện này thì bạn cần phải tập làm hoặc đơn giản là bạn nhờ thợ cơ khí gia công. Nếu bạn tự tay làm thì nên làm cẩn thận và tỷ mỷ nhé! Vì việc cắt sắt rất nguy hiểm.
4. Ráp cánh quạt vào máy phát điện
Cánh quạt cũng là một bộ phận không kém phần quan trọng của chiếc máy điện gió. Nó là phần hứng năng lượng gió làm quay tuabin để chuyển đổi thành năng lượng điện.
Bạn dùng loại gỗ xoan đào là tốt nhất vì nó chịu được mưa gió. Chuẩn bị 3 thanh gỗ có chiều dày 4 cm, bản rộng 20 cm và dài 1,5 met.
5. Rotor nam châm của máy phát điện gió
Sau khi đã xong phần cơ khí, ta chuẩn bị tiến hành làm đĩa quay roto. Chúng ta cần 2 đĩa nam châm để làm roto cho máy phát điện. Mỗi đĩa sẽ được gắn 12 viên nam châm, các viên nam châm được chia đều khoảng cách nhau. Để cho có hiệu suất cao nhất các bạn phải dùng nam châm đất hiếm (có thể dùng các cục nam châm ở phía sau ổ cứng cũ).
6. Lắp ráp máy phát điện gió
7. Chỉnh lưu cho máy phát điện gió 3 pha
Do máy phát điện của chúng ta là 3 pha, nên chúng ta cần phải dùng chỉnh lưu để chuyển thành 1 pha mới nạp vào bình xạc được.
Như vậy là bạn đã hoàn thành phần chỉnh lưu. Mạch này có thể chịu được 100A dòng điện.
Bài viết chỉ cung cấp cơ bản những công đoạn làm máy phát điện gió. Về cách làm chi tiết từng bước ở từng công đoạn sẽ giới thiệu đến bạn đọc khi chúng tôi nhận được các ý kiến góp ý và chia sẻ của các bạn.
Sao admin không đăng hình ảnh máy phát điện gió sau khi làm hoàn chỉnh ạ ?
Rất mong chờ bài viết cách làm chi tiết từng bước ở từng công đoạn của admin.
hay
0962231316