Khi cần bảng thông số kỹ thuật smartphone, có những đề mục khi đọc bạn sẽ hiểu ngay, nhưng có những đề mục lại gây ra lúng túng cho bạn – bạn không hiểu chúng có nghĩa là gì, hoặc tại sao thông số thực tế lại khác so với thông số trên lý thuyết!
Những con số trên được dùng để chỉ kích thước màn hình của thiết bị di động, chính xác là chỉ độ dài đường chéo của màn hình. Phương pháp đo kích thước màn hình bằng độ dài đường chéo bắt đầu từ khi thế hệ tivi CRT đầu tiên ra đời, do ống đèn hình là hình tròn nhưng mặt hiển thị lại có hình chữ nhật, và đường chéo của hình chữ nhật lại trùng khớp với đường kính của bóng đèn hình nền độ đài đường chéo được sử dụng để cho biết độ lớn của màn hình.
Kích thước màn hình về thực tế là phần hiển thị hình ảnh mà người sử dụng nhìn thấy được, do phần khung vỏ của màn hình đã che bớt một phần của màn hình. Tuy nhiên trong một khoảng thời gian dài, các hãng sản xuất đánh lừa người tiêu dùng khi để độ dài đường chéo của cả màn hình (bao gồm cả phần bị lớp vỏ che khuất), chứ không phải là độ dài vùng nhìn thấy được thực tế.
Khi màn hình phẳng xuất hiện, các hãng chế tạo vẫn tiếp tục sử dụng độ dài đường chéo màn hình làm thước đo độ lớn màn hình. Tuy nhiên những mẫu màn hình có cùng “số inch” lại có thể khác nhau về chiều dài và chiều rộng do khác biệt về tỉ lệ giữa hai cạnh này (5:4,4:3,16:10,5:3 (15:9), 16:9) và vì thế có “hình dáng” dài ngắn khác nhau.
PPI
PPI là viết tắt của Pixels per inch (Điểm ảnh trên inch) là phép đo mật độ điểm ảnh trên màn hình điện tử, máy quét hay cảm biến máy ảnh. PPI được định nghĩa là mật độ ngang hoặc dọc của điểm ảnh (vuông). Với màn hình điện tử, PPI được kích thước màn hình (đo bằng inch) và số lượng điểm ảnh trên hàng ngang và hàng dọc quyết định.
PPI = dp/di
dp là độ phân giải đường chéo bằng pixel
di là chiều dài đường chéo màn hình
Để tính đường dp (độ phân giải đường chéo bằng pixel), người ta sử dụng định lý Pitago:
d2p = w2p + w2p
wp là độ dài chiều rộng bằng pixel
hp là độ dài chiều cao bằng pixel
16 triệu màu…
Chắc hẳn bạn đã quen thuộc với cụm từ “16 triệu màu” trên thông số kỹ thuật của thiết bị mà các nhà sản xuất công bố – những cụm từ này cho biết số lượng màu sắc mà màn hình có thể hiển thị được. Số lượng màu sắc mà màn hình có thể hiển thị được chịu ảnh hưởng của chế độ phát hình ảnh mà hệ thống xử lý đồ họa sử dụng vả khả năng hiển thị màu sắc của màn hình.
Ví dụ màn hình ở chế độ phát SuperVGA (SVGA) có khả năng hiển thị được 16.777.216 màu (thường được làm tròn là 16,8 triệu màu) bằng việc xử lý được đoạn mã mô tả màu dài 24 bit của mỗi một điểm ảnh. Số lượng các bít dùng để mô tả màu sắc của một điểm ảnh được gọi là “độ sâu bit”, hay còn được biết đến với thuật ngữ “độ sâu màu sắc”.
Với độ sâu 24 bit, mỗi màu sắc trong ánh sáng (đỏ, xanh lá cây và xanh dương) được mô tả bằng 8 bít. Độ sâu màu này được gọi là “màu sắc thực” vì nó có thể hiển thị được đến 10 triệu màu sắc mà mắt người có thể nhận diện được.
Chừng ấy GB nhưng không phải chừng đó GB…
Bạn có bao giờ thắc mắc răng tại sao điện thoại của mình được hãng sản xuất để “bộ nhớ máy 16GB”, nhưng thực tế chỉ có 12GB, hay thẻ nhớ có dung lượng 8GB
lại chỉ hiển thị hơn 7GB? Có hai nguyên do chính khiến 16GB không phải là 16GB, và 8GB chỉ là hơn 7GB.
Bộ nhớ trong của thiết bị di động (đặc biệt trên các thiết bị Android) thường được “trích” lại một phần dành cho hệ điều hành của máy và vì thế bạn sẽ thấy dung lượng thực sự thấp hơn so với công bố của nhà sản xuất (một số nhà sản xuất vẫn cho biết dung lượng bộ nhớ có thể sử dụng được thực sự trên thông số kỹ thuật). Bên cạnh đó nhà sản xuất còn phải trích thêm một phần dung lượng bộ nhớ để phục vụ việc quản lý.
Nguyên do còn lại là do việc tồn tại đến hai cách xác định dung lượng dữ liệu trên bộ nhớ. Khái niệm Gigabite (GB) về thực tế chỉ 10^9, tức là 1 tỷ byte và cách định nghĩa này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực mạng và thiết bị lưu trữ (như bộ nhớ flash, DVD…), cũng như các đơn vị có tiền tố SI khác như tốc độ CPU (GHz)… Thế nhưng thực tế một vài lĩnh vực khác của công nghệ thông tin lại định nghĩa 1GB là 1.073.741.824 (1024^3 hoặc 2^30) byte, ví dụ như tiêu chuẩn của JEDEC về bộ nhớ hay cách tính toán dung lượng bộ nhớ của Windows.
Do sự bất đồng về cách định nghĩa này giữa các nhà sản xuất, dung lượng bộ nhớ được đo và hiển thị không chính xác dẫn đến hiểu nhầm cho người sử dụng. Chính vì vậy, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) phải quy định thêm đơn vị Gibibyte -1 GiB = 2^10 byte. Thế nhưng đơn vị GiB đến giờ vẫn tương đối lạ lẫm với nhiều người tiêu dùng.
Bạn cũng cần biết rằng không chỉ có đơn vị Gigabyte gặp vấn đề riêng về bất đồng định nghĩa dẫn đến nghịch lý “chừng ấy GB nhưng không phải chừng đó GB”
mà còn cả các đơn vị khác như Kilobyte (KB), Megabyte (MB), Terabyte (TB)…
Kích thước cảm biến
Với các thiết bị ghi hình kỹ thuật số nói chung và điện thoại di động nói riêng, kích thước cảm biến quyết định rất nhiều chất lượng hình ảnh được chụp. Các nhà sản xuất điện thoại di động thường cho biết kích thước cảm biến dưới dạng phân số, ví dụ như 1/3 inch hay 1/2.3 inch. Con số phía dưới càng nhỏ, nghĩa là cảm biến có kích thước càng lớn.
Kích thước cảm biến camera quyết định có bao nhiêu ánh sáng được “thu lại” để tạo ra hình ảnh. Trên cảm biến camera có hàng triệu điểm nhạy sáng dùng để ghi lại thông tin về ánh sáng đi qua thấu kính máy ảnh. Cảm biến càng lớn, số lượng điểm nhạy sáng càng nhiều, camera thu được càng nhiều thông tin và chất lượng hình ảnh tốt hơn. Hai cảm biến có cùng số megapixel, cảm biến lớn hơn cho hình ảnh có dải màu tốt hơn, ít nhiễu (noise) hơn và hoạt động tốt hơn trong môi trường thiếu ánh sáng.
Chế độ HDR
Trong phần thông tin về camera của thiết bị di động, các nhà sản xuất cũng cho biết mẫu thiết bị đó có chế độ chụp HDR hay không. Vậy HDR là gì? HDR là viết tắt của High Dynamic Range. Dynamic Range là dãy giá trị lộ sáng từ giá trị thấp nhất (tối nhất) đến giá trị lớn nhất (sáng nhất). Cảnh vật thực tế có dải DR khá cao trong khi đó cảm biến camera chỉ ghi lại được một phần rất nhỏ.
Chế độ HDR cố gắng thể hiện sự trung thực nhất có thể của cảnh vật bên ngoài theo cách mắt người cho là “thực” nhất. Trên điện thoại di động và các thiết bị di động khác, khi sử dụng chế độ HDR camera sẽ thực hiện chụp các bức ảnh có giá trị lộ sáng khác nhau (có độ sáng/tối khác nhau), sau đó sử dụng phần mềm xử lý để tạo ra một bức ảnh chân thực hơn.
Chuyển đổi giữa Wh và mAh
Phẩn lớn các nhà sản xuất cho biết dung lượng pin của điện thoại với đơn vị mAh, song một số mẫu thiết bị lại đé dung lượng pin với đơn vị Wh. Bạn có thể sử dụng hai công thức sau để chuyển đổi về cùng đơn vị để so sánh.
– Wh sang mAh
mAh = (WH x 1000)/V.
– mAh sang Wh
WH = (mAh x V)/1000
Trong đó, V là hiệu điện thế