Có rất nhiều điều của tạo hóa khiến chúng ta phải ngạc nhiên từ những đám mây sắp xếp ngay ngắn, bừng đá Bazan, khi sét đánh trúng núi lửa đến những nhũ băng đá trong lòng đại dương.
1. Khi sét đánh trúng núi lửa
Bạn sẽ tự hỏi chuyện gì xảy ra nếu 2 hung thần kinh khủng nhất của tự nhiên chạm chán nhau?
Trên thực tế, hiện tượng núi lửa phun trào cùng hàng loạt tia sét xuất hiện lại vẽ thành một tuyệt tác không thể tuyệt vời hơn. Các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho “cuộc tái hợp” lạ đời này nhưng giả thuyết cho rằng những phân tử tro tích điện dương được giải phóng ra bên ngoài đã được “nạp điện” cấp tốc nên đã phụt sáng thành những tia sét với cường độ hàng ngàn vôn. Để có được những tấm hình này, các nhiếp ảnh gia phải có sự gan dạ, niềm đam mê thật sự và đánh đổi cả sự nguy hiểm đến tính mạng của họ.
2. Băng thạch nhũ
Khi bề mặt của đại đương bị đóng băng, chẳng hạn như các vùng biển của Bắc – Nam cực, đã vô tình cô lập, giam giữ những túi nước biển rất lạnh và có độ mặn cao bên dưới lớp băng. Lớp nước muối đậm đặc hơn sẽ từ từ chìm xuống đáy lập tức bị đóng băng giống những nhũ đá trong hang động vì khối nước này có nhiệt độ đóng băng thấp hơn nước biển. Băng thạch nhũ khá phổ biển, có kích thước khổng lồ và cũng là một kỳ quan dưới lòng đại đương. Tuy nhiên, nhũ băng là mối hiểm họa cho mọi sinh vật dưới đáy biển nếu chúng vô tình nằm trên đường đóng băng của cột nhũ này.
3. Hoa sương giá
Đơn giản thì chúng là những bông hoa tuyết chỉ tồn tại vài giờ sau một đêm lạnh giá ở những vùng đất ngập nước. Về đêm, những cành cây nhỏ đọng lại các hạt nước xung quanh và khi nhiệt độ môi trường hạ xuống âm độ thì những hạt nước bị kéo lê trên bề mặt giống hiện tượng bốc hơi nhưng không đủ thời gian thoát khỏi tán cây nên lại đóng băng thành từng đám, từng chuỗi sặc sỡ với hình dáng tinh tế như đóa hoa mới nở.
4. Rừng đá Bazan
Quần thể đá Bazan được tìm thấy ở vùng duyên hải biển Ireland là kết quả của đợt phun trào núi lửa từ rất lâu. Dòng mác ma nguội lại hình thành những cấu trúc phức tạp, thường thấy là dạng xỉ xốp chứa bọt khí nhưng hiếm gặp trường hợp như ở đây. Các khối đá xếp chồng dựng đứng, kết cấu hình học đẹp mắt theo các đường kẻ ô lục giác đều như nhân tạo. Đá Bazan được xếp vào loại đá nặng nhất trong họ hàng các loại đá mác ma hình thành từ núi lửa, chúng rất cứng, giòn, chống chọi tốt với sự bào mòn của môi trường nên quần thể thiên nhiên ở Ireland sẽ còn tồn tại hàng trăm năm nữa.
5. Bánh Donut bằng tuyết
Để có được những chiếc bánh tròn xoe này, thiên nhiên phải phối hợp rất khéo léo giữa địa hình, nhiệt độ và tốc độ gió. Khi có tuyết rơi, lớp tuyết mỏng trên cùng sẽ bị gió cuốn xuống những vùng đất hơi dốc và trống trải, đặc biệt phải được bao phủ bởi một lớp băng nhẵn hoặc lớp tuyết cứng. Bông tuyết càng mới, gió càng mạnh thì cuộn bánh Donut càng lớn, có thể cao tới 66 cm. Tuy nhiên, chỉ cần một chướng ngại nhỏ hoặc nhiệt độ thay đổi cũng đủ làm những vòng tuyết này tan vỡ.
6. Mây nấm khổng lồ
Đám mây lớn hình cây nấm khiến người ta liên tưởng tới vụ nổ bom nguyên tử đáng sợ. Nhiều nơi sự xuất hiện của mây nấm bị cho là sự reo rắc tai họa, một điềm gở không may sắp xảy đến với họ. Theo các nhà khí tượng học thì hiện tượng này vô hại mà còn là kỳ quan hiếm thấy của thiên nhiên. Chúng được hình thành bởi các dòng khí nóng khổng lồ mật độ thấp bốc lên từ mặt đất, nhanh chóng chuyển động hỗn loạn tạo nên phần thân cây nấm. Khi dòng khí này đạt đến độ cao nhất định mà tại đó, nhiệt độ giảm còn mật độ của chúng thì không thể thấp hơn không khí ở đó nữa thì chúng tỏa ra xung quanh tạo thành mũ nấm trước khi rơi xuống.
7. Cầu vồng lửa
Cầu vồng lửa còn được gọi là mây ngũ sắc xuất hiện ở tâng mây ti khá cao trên bầu trời. Tại độ cao này, hơi nước kết thành tinh thể băng nhỏ li ti phân tách ánh sáng mặt trời thành nhiều màu sắc khác nhau. Hiện tượng này cực hiếm gặp ngoài những nước có cùng vị trí với Mỹ vì ánh sáng chỉ tạo thành cầu vồng lửa ở những góc chiếu nhất định qua tinh thể băng nên nếu bắt gặp được những đám mây ngũ sắc này thì bạn là một người rất may mắn.
8. Mây bong bóng
Bạn sẽ rất ngạc nhiên trước những chùm bong bóng kỳ lạ treo lơ lửng thành từng lớp trên bầu trời và đặc biệt hơn khi đó chỉ là những đám mây. Sở dĩ có hiện tượng này vì sau những cơn bão, cơn giông lớn đi qua sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn xáo trộn quá trình hình thành mây bình thường. Mỗi tầng mây bong bóng có thể dài hàng trăm km, bọng lớn nhất đường kính lên tới 1-3 km dài 0,5 km nhưng chỉ tồn tại vẻn vẹn 10 phút. Hiện tượng hiếm hoi này khi xuất hiện sẽ kèm theo sự biến động dữ dội của dòng không khí nên các nhà khí tượng khuyến cáo máy bay không nên hoạt động trong vùng này.
9. Núi măng tuyết
Đây là hiện tượng Penitentes thường gặp ở những vùng núi cao, độ ẩm thấp giống như dãy Andes. Mỗi măng tuyết sắc nhọn có chiều cao tới 4 mét và nếu gặp điều kiện thích hợp như bị mặt trời đốt nóng bất ngờ thì chúng sẽ thăng hoa thành dạng hơi nước mà không cần chuyển thành dạng lỏng. Đây cũng chính là cách hình thành rừng măng tuyết bởi khi ánh nắng chiếu xuống lớp băng sẽ đục một vết lõm trên bề mặt. Bên trong các hố lõm xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng làm nhiệt độ tăng cao dẫn tới sự thăng hoa của băng, dần dà vết lõm bị đục sâu hơn trở thành những măng tuyết.
10. Thủy triều đỏ
Hiện tượng khá phổ biển ở các vùng biển vào mùa xuân, mùa thu khi nhiệt độ biển tăng lên, các dòng chảy đại dương mạnh hơn đẩy loài tảo đỏ Noctiluca scintillans trôi dạt vào bờ gây lên “Thủy triều đỏ”. Đối với nhiếp ảnh gia thì đây là lúc họ có được những tác phẩm “để đời” nhưng với một số người khác bị dị ứng thì chúng có thể gây các bệnh về da, viêm mắt. Ngoài việc gia tăng số lượng nhanh chóng gây tình trạng cạn kiệt nguồn oxy thì loài tảo đỏ này còn tiết độc tố vào nước biển gây hại cho hệ sinh vật biển vùng chúng đi qua.